Giá bán
8.850.000 đ
Size:
  • Mã sản phẩm
    MS0039
  • Xuất Xứ
    Nhập Khẩu
  • Chất liệu
    Bột đá
  • Kích thước
    Cao 30cm và cao 40cm
  • Tư vấn miễn phí
    0993.103.103
  • Quà tặng
    Tặng 01 hộp trầm hương Trường Chân
Số lượng

Mô tả Sản phẩm

Bạn đang muốn thỉnh tiên tượng Tam Thanh Đạo Tổ, Tam Thanh Đạo giáo hoặc tiên tượng chư tiên thánh Đạo giáo hoặc thỉnh các pháp bảo, pháp khí đạo giáo liên hệ  0993.103.103. Tam Thanh Đạo Tổ Đạo Giáo là 3 vị thần tiên tối cao của Đạo giáo gồm Đại La Ngọc Thanh Nguyên Thỉ Thiên Tôn, Đạo la Đạo bảo Thái Thượng Lão Quân Đạo Đức Thiên Tôn, Đại La Kinh Bảo Linh Bảo Thiên Tôn

Bài viết do đạo sỹ  Vô Danh Tử 

Tiên tượng Tam Thanh Đạo Tổ Đạo Giáo

 

1. Mô Tả Tượng Tam Thanh Đạo Tổ Đạo Giáo

Tiên tượng Tam Thanh Đạo Tổ Đạo giáo được chế tác với nhiều mẫu mã và nhiều chất liệu khác nhau, cùng thegioitamlinh.vn tìm hiểu về các chất liệu tượng của Tam Thanh Đạo Tổ Đạo Giáo

Đạo giáo lấy Đại Đạo làm tông cội, lấy Đại Đức làm khuôn mực noi theo hầu lũy tiến trên hành trình tu học của mình. Với những trí tri căn bản nhất, ta vẫn thường nghe đến danh hiệu Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn - ứng ngôi Đạo Bảo, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn - ứng ngôi Kinh Bảo, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn - ứng ngôi Sư Bảo. Dẫu Thiên Tôn nhiều danh hiệu tôn xưng, cư trú nhiều cung khuyết điện phủ, thuyết giảng chư phẩm kinh điển, song ta vẫn thường tâm niệm: Tam Thanh nhất thể - Tam Thanh là Đạo vậy!

Đạo Đức Kinh viết: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh Vạn Vật”. Đó là câu nói kinh điển nhất đại biểu cho hình tượng “nhất khí hóa Tam Thanh”, Tam Thanh tức Đạo vậy! Song, phải lưu tâm rằng mối tương quan giữa Tam Thanh vô cùng linh diệu, trong khả năng tri thức con người khó lòng trí tri toàn diện đến khánh kiệt tỏ tường. Trong các kinh điển nơi Đạo Tạng, phần đa bản văn hầu như không nói rõ ràng về mối tương quan “tuy ba mà một” giữa Tam Thanh Thiên Tôn, hầu như chỉ là những “dấu hiệu” để chúng nhân suy ngẫm. 

Trong “Vô Thượng Cửu Tiêu Ngọc Thanh Đại Phạm Tử Vi Huyền Đô Lôi Đình Ngọc Kinh” thuật lại câu chuyện vô cùng hình tượng, ý nhị lý giải tương quan giữa Nguyên Thủy Thiên Tôn, Ngọc Thần Đạo Quân và Vô Thượng Lão Quân. Chuyện ấy vốn phải kể từ thời Tổ Kiếp, thuở Long Hán Nguyên Niên, lúc Âm-Dương chưa phân định, Thiên-Địa hỗn dung, Trời bất phân Nam-Bắc, Đất chẳng rõ Tây-Đông. Câu chuyện cũng cho biết thêm rằng Nguyên Thủy Thiên Tôn lúc này ngự tại nơi Hạo Đình Tiêu Độ Thiên, cùng Thiên Chủ (Ngọc Đế) và thập phương chúng Thánh để thuyết rõ lẽ Hỗn Độn khôn cùng, cũng tức là Hỗn Nguyên Đại Đạo vậy. Khi nghe chuyện này, hãy để ý đại từ nhân xưng của từng vị Thiên Tôn.
Lúc này, Lão Quân nói với Nguyên Thủy Thiên Tôn rằng: “Tôi từ vô thủy kiếp, chẳng rõ trồng được thiện căn chi, chẳng tỏ tu lấy thiện quả gì, mà có thể siêu lăng tam giới, đến được Ngọc Thanh, trở thành thầy của Trời-Người, khiến tam giới đều tuân hành. Vốn Tôi nương nhờ Đại La Nguyên Thủy mà hóa, lại nhờ nguồn linh phong từ Thượng Thanh Linh Bảo mà hiện, thật muôn kiếp khó ngộ, quả điều khánh hạnh thiên cổ vậy…!”

Lão Quân chưa kịp dứt câu, Nguyên Thủy Thiên Tôn đã nói: “Khanh chớ nên khiêm nhường, Ngọc Thần Đạo Quân có thể khai trần tỏ rõ, Khanh hãy lắng nghe”. Được lời vàng ngọc, Linh Bảo Thiên Tôn bèn nói: “Khanh được vào ngôi Thái Thanh, ở vào Đại Hữu Đình, khiến trời người đều chiêm ngưỡng, long thần phải nương uy, Ngũ Đế phải củng bái, vạn tiên phải nghênh mừng, Khanh lại chẳng lấy làm vinh, mà nay khiêm cung vô cùng. Trẫm nay vì Khanh mà trần tình tỏ rõ, Khanh hãy nghe rằng”. Lão Quân lúc này nói: “Trẫm có Nguyên Thủy là cha, có Ngọc Thần là huynh, không cần nói tỏ cũng thấu tường, Trầm đã hiểu thấu, thật chẳng phiền Ngọc Thần giải thích”. 
Nguyên Thủy, Ngọc Thần, Lão Quân đều tự xưng “Trẫm” và gọi người đối diện là “Khanh”. “Trẫm – Khanh” dành cho bậc quân vương nói cùng quần thần. Có thể thấy, lúc Nguyên Thủy là “trẫm”, lúc Ngọc Thần là “trẫm”, lúc lại là Lão Quân. Mỗi vị đều tự xưng “Trẫm” đã tỏ rõ Tam Thanh là bậc đứng đầu, tể chế vạn hóa, tông cội vạn vật. Song, ý nghĩa to lớn nhất muốn tỏ rõ rằng ba vị chính là một, cùng xưng “Trẫm”, cùng gọi “Khanh”, cùng là Đại Đạo hiển hiện. Tam Thanh là đại diện trọn vẹn nhất của Đại Đạo vậy! 

Trong lời Lão Quân, Ngài nói: “Trẫm có Nguyên Thủy là cha, có Ngọc Thần là huynh, không cần nói tỏ cũng thấu tường”. Tại sao ban đầu Lão Quân “không biết”, nay Đạo Quân chưa khai trần, hà cớ Lão Quân “đã tỏ”? Lời Lão Quân tuy “từ chối” lời giải thích, nhưng đích thị khẳng định: “Tôi được ngôi Thái Thanh, căn do vì hiển diện của Đại Đạo, là một với Nguyên Thủy và Đạo Quân”. Câu chuyện Lão Quân “chẳng biết” chỉ là phép hình tượng, giả định câu chuyện giữa chúng Thánh để tỏ ý về mối tương quan kì diệu giữa Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn. Há chăng Chí Chân Sư Bảo mà không tỏ việc này ru?

Trong bản văn, nhất là đoạn Lão Quân đáp “Nguyên Thủy là cha, Ngọc Thần là huynh”, ta phải thừa nhận trong mặt hóa sinh, tức về ngôi vị, Nguyên Thủy Thiên Tôn có thể trội vượt trội vượt hơn Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn. Song, về mặt bản thể, Tam Thanh ngang nhau, Tam Thanh nhất thể, là hiện diện trọn hảo của Đại Đạo. Nếu ta hình tượng hóa Đại Đạo, có thể tế nhị nhìn nhận Nguyên Thủy Thiên Tôn là thể Đạo, Linh Bảo Thiên Tôn là “Lời của Đạo”, một bên chủ thể, một bên hành động. Song, nếu xét thêm Đạo Đức Cao Tôn, khó lòng sắp xếp cho tri thức một cách tường tận. Bởi vậy, “Tam Thanh nhất thể” hay “Nhất khí hóa Tam Thanh” là một diệu lý, trong giới hạn khả năng tri thức con người, bất khả tri, bất khả luận giải. 

Tam Thanh là hiển hiện trọn hảo của Đại Đạo. Nói vậy chẳng phải Đại Đạo chia ba, gộp ba thì thành Đạo. Một người tín nhận Đạo giáo, phải nắm rõ nguyên lý rằng: Nguyên Thủy là Đạo, Linh Bảo là Đạo và Lão Quân là Đạo. Nhiệm lý cao siêu khó lòng nói bằng ngôn từ để rốt ráo. Lại nữa, nếu ba vị hiển hiện trọn hảo của Đại Đạo, vậy có chăng có một vị thần thánh nào khác, to lớn hơn Tam Thanh? Phải khẳng định rằng: Không! Chỉ có duy nhất một Đại Đạo, và đó là Tam Thanh, tuy ba mà một, tuy một mà ba. Huyền Đạo thâm sâu khôn cùng, khó lòng thấu tận, nên Tam Thanh là hình tượng biểu trưng Đạo Đạo, để chúng nhân có thể “khả tri”, có thể biết đến Đấng Bản Nguyên, hiểu được phần nào Chân Lý của mọi chân lý.

2. Tam Thanh Nhất Thể - Nhất khí hóa Tam Thanh

Đạo giáo lấy Đại Đạo làm tông cội, lấy Đại Đức làm khuôn mực noi theo hầu lũy tiến trên hành trình tu học của mình. Với những trí tri căn bản nhất, ta vẫn thường nghe đến danh hiệu Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn gồm: Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn - ứng ngôi Đạo Bảo, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn - ứng ngôi Kinh Bảo, Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn - ứng ngôi Sư Bảo. Dẫu Thiên Tôn nhiều danh hiệu tôn xưng, cư trú nhiều cung khuyết điện phủ, thuyết giảng chư phẩm kinh điển, song ta vẫn thường tâm niệm: Tam Thanh nhất thể - Tam Thanh là Đạo vậy!

Đạo Đức Kinh viết: “Đạo sinh Nhất, Nhất sinh Nhị, Nhị sinh Tam, Tam sinh Vạn Vật”. Đó là câu nói kinh điển nhất đại biểu cho hình tượng “nhất khí hóa Tam Thanh”, Tam Thanh tức Đạo vậy! Song, phải lưu tâm rằng mối tương quan giữa Tam Thanh vô cùng linh diệu, trong khả năng tri thức con người khó lòng trí tri toàn diện đến khánh kiệt tỏ tường. Trong các kinh điển nơi Đạo Tạng, phần đa bản văn hầu như không nói rõ ràng về mối tương quan “tuy ba mà một” giữa Tam Thanh Thiên Tôn, hầu như chỉ là những “dấu hiệu” để chúng nhân suy ngẫm.

Trong “Vô Thượng Cửu Tiêu Ngọc Thanh Đại Phạm Tử Vi Huyền Đô Lôi Đình Ngọc Kinh” thuật lại câu chuyện vô cùng hình tượng, ý nhị lý giải tương quan giữa Nguyên Thủy Thiên Tôn, Ngọc Thần Đạo Quân và Vô Thượng Lão Quân. Chuyện ấy vốn phải kể từ thời Tổ Kiếp, thuở Long Hán Nguyên Niên, lúc Âm-Dương chưa phân định, Thiên-Địa hỗn dung, Trời bất phân Nam-Bắc, Đất chẳng rõ Tây-Đông. Câu chuyện cũng cho biết thêm rằng Nguyên Thủy Thiên Tôn lúc này ngự tại nơi Hạo Đình Tiêu Độ Thiên, cùng Thiên Chủ (Ngọc Đế) và thập phương chúng Thánh để thuyết rõ lẽ Hỗn Độn khôn cùng, cũng tức là Hỗn Nguyên Đại Đạo vậy. Khi nghe chuyện này, hãy để ý đại từ nhân xưng của từng vị Thiên Tôn.

Lúc này, Lão Quân nói với Nguyên Thủy Thiên Tôn rằng: “Tôi từ vô thủy kiếp, chẳng rõ trồng được thiện căn chi, chẳng tỏ tu lấy thiện quả gì, mà có thể siêu lăng tam giới, đến được Ngọc Thanh, trở thành thầy của Trời-Người, khiến tam giới đều tuân hành. Vốn Tôi nương nhờ Đại La Nguyên Thủy mà hóa, lại nhờ nguồn linh phong từ Thượng Thanh Linh Bảo mà hiện, thật muôn kiếp khó ngộ, quả điều khánh hạnh thiên cổ vậy…!”

Lão Quân chưa kịp dứt câu, Nguyên Thủy Thiên Tôn đã nói: “Khanh chớ nên khiêm nhường, Ngọc Thần Đạo Quân có thể khai trần tỏ rõ, Khanh hãy lắng nghe”. Được lời vàng ngọc, Linh Bảo Thiên Tôn bèn nói: “Khanh được vào ngôi Thái Thanh, ở vào Đại Hữu Đình, khiến trời người đều chiêm ngưỡng, long thần phải nương uy, Ngũ Đế phải củng bái, vạn tiên phải nghênh mừng, Khanh lại chẳng lấy làm vinh, mà nay khiêm cung vô cùng. Trẫm nay vì Khanh mà trần tình tỏ rõ, Khanh hãy nghe rằng”. Lão Quân lúc này nói: “Trẫm có Nguyên Thủy là cha, có Ngọc Thần là huynh, không cần nói tỏ cũng thấu tường, Trầm đã hiểu thấu, thật chẳng phiền Ngọc Thần giải thích”.

Nguyên Thủy, Ngọc Thần, Lão Quân đều tự xưng “Trẫm” và gọi người đối diện là “Khanh”. “Trẫm – Khanh” dành cho bậc quân vương nói cùng quần thần. Có thể thấy, lúc Nguyên Thủy là “trẫm”, lúc Ngọc Thần là “trẫm”, lúc lại là Lão Quân. Mỗi vị đều tự xưng “Trẫm” đã tỏ rõ Tam Thanh là bậc đứng đầu, tể chế vạn hóa, tông cội vạn vật. Song, ý nghĩa to lớn nhất muốn tỏ rõ rằng ba vị chính là một, cùng xưng “Trẫm”, cùng gọi “Khanh”, cùng là Đại Đạo hiển hiện. Tam Thanh là đại diện trọn vẹn nhất của Đại Đạo vậy!

Trong lời Lão Quân, Ngài nói: “Trẫm có Nguyên Thủy là cha, có Ngọc Thần là huynh, không cần nói tỏ cũng thấu tường”. Tại sao ban đầu Lão Quân “không biết”, nay Đạo Quân chưa khai trần, hà cớ Lão Quân “đã tỏ”? Lời Lão Quân tuy “từ chối” lời giải thích, nhưng đích thị khẳng định: “Tôi được ngôi Thái Thanh, căn do vì hiển diện của Đại Đạo, là một với Nguyên Thủy và Đạo Quân”. Câu chuyện Lão Quân “chẳng biết” chỉ là phép hình tượng, giả định câu chuyện giữa chúng Thánh để tỏ ý về mối tương quan kì diệu giữa Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn. Há chăng Chí Chân Sư Bảo mà không tỏ việc này ru?

Trong bản văn, nhất là đoạn Lão Quân đáp “Nguyên Thủy là cha, Ngọc Thần là huynh”, ta phải thừa nhận trong mặt hóa sinh, tức về ngôi vị, Nguyên Thủy Thiên Tôn có thể trội vượt trội vượt hơn Linh Bảo Thiên Tôn và Đạo Đức Thiên Tôn. Song, về mặt bản thể, Tam Thanh ngang nhau, Tam Thanh nhất thể, là hiện diện trọn hảo của Đại Đạo. Nếu ta hình tượng hóa Đại Đạo, có thể tế nhị nhìn nhận Nguyên Thủy Thiên Tôn là thể Đạo, Linh Bảo Thiên Tôn là “Lời của Đạo”, một bên chủ thể, một bên hành động. Song, nếu xét thêm Đạo Đức Cao Tôn, khó lòng sắp xếp cho tri thức một cách tường tận. Bởi vậy, “Tam Thanh nhất thể” hay “Nhất khí hóa Tam Thanh” là một diệu lý, trong giới hạn khả năng tri thức con người, bất khả tri, bất khả luận giải.

Tam Thanh là hiển hiện trọn hảo của Đại Đạo. Nói vậy chẳng phải Đại Đạo chia ba, gộp ba thì thành Đạo. Một người tín nhận Đạo giáo, phải nắm rõ nguyên lý rằng: Nguyên Thủy là Đạo, Linh Bảo là Đạo và Lão Quân là Đạo. Nhiệm lý cao siêu khó lòng nói bằng ngôn từ để rốt ráo. Lại nữa, nếu ba vị hiển hiện trọn hảo của Đại Đạo, vậy có chăng có một vị thần thánh nào khác, to lớn hơn Tam Thanh? Phải khẳng định rằng: Không! Chỉ có duy nhất một Đại Đạo, và đó là Tam Thanh, tuy ba mà một, tuy một mà ba. Huyền Đạo thâm sâu khôn cùng, khó lòng thấu tận, nên Tam Thanh là hình tượng biểu trưng Đạo Đạo, để chúng nhân có thể “khả tri”, có thể biết đến Đấng Bản Nguyên, hiểu được phần nào Chân Lý của mọi chân lý.

3. Tam Thanh Bảo Cáo

 

NGỌC THANH BẢO CÁO mạn đàm

Tiên tượng Nguyên Thỉ Thiên Tôn tại thegioitamlinh.vn

Ngày Đông chí (22/12), tức dịp Thánh đản của Đại La Đạo Bảo Ngọc Thanh Nguyên Thủy Thiên Tôn. Nguyên Thủy Tôn ngự tại Ngọc Thanh Thánh Cảnh, Thanh Vi Thiên Cung nơi Huyền Đô Ngọc Kinh. Ngài là tổ tông của chúng Thánh cùng toàn thể vũ hoàn. Ngài là Đỗng Chân giáo chủ, Vô thượng chí chân Đạo Bảo.

Khi giải thích bốn chữ Nguyên Thủy Thiên Tôn, kinh viết: "Vô tông vô thượng, nhi độc năng vi vạn vật chi thủy, cố danh Nguyên Thủy. Vận đạo nhất thiết vi cực tôn, nhi thường xứ nhị thanh, xuất chư thiên thượng, cố xưng Thiên Tôn". Nguyên Thủy Thiên Tôn là Đấng tự có, chẳng do sự sinh hóa thường tình nào. Ngài có từ trước muôn thuở muôn đời, trước cả khi có thời gian và không gian. Vì thế, Ngài là khởi nguyên, là Cha già sinh ra Chúng thánh cùng mọi loài thụ tạo. Nguyên Thủy Thiên Tôn quả thực là Chí Chân Đạo Bảo.

Nhân dịp này, chúng ta cùng tìm hiểu sơ qua về hai câu trích trong Ngọc Thanh Bảo Cáo:

“Huyền nguyên nhất khí , hỗn độn chi tiên

Bảo châu chi trung , huyền chi hựu huyền”

“Huyền nguyên nhất khí” đề cập một thời điểm liên quan đến huyền – nguyên - thủy tam khí. Đó là thuở thời gian, không gian chưa được thiết lập – thời vô cực. Thuở đời đời, tiên thiên nhất khí hóa sinh Thủy khí. Thủy khí (bản thể) không ngùng vận động trong chính mình, không lệ thuộc bất cứ thứ gì, sinh hóa Nguyên khí (nguồn gốc khởi đầu thật sự). Từ sự sinh hóa, tác động sinh ra Huyền khí. Huyền, Nguyên, Thủy tam khí là Tam Thanh khí (“Khí” là giả danh, mượn để gọi). Thuở huyền nguyên nhất khí là có trước hỗn độn. Điều đó muốn nói lên Nguyên Thủy Thiên Tôn có từ thời vô thủy, chí cùng, ngài có trước tất cả chúng sinh, là khởi nguyên của vạn vật. Tiên thiên Đạo khí hóa sinh Huyền Nguyên Thủy tam khí. Tam Thanh khí này là Tông cội của trời đất, là nguồn gốc của Tạo hóa. Tam khí hợp sinh kết thành cửu khí. Cửu khí này là chính phương thế sinh hóa và vận hành vạn vật. Ấy là ứng với lời kinh " Tam sinh vạn vật".Thật thế, bởi Tam khí là nguồn cơn của Tạo hóa nên khi ngắm nhìn vạn hữu ta nhận ra các dấu chỉ của Ngài. Đạo là Tam khí, ở nơi vật là Tam tài, ở nơi trời là Tam quang ( nhật, nguyệt, tinh), ở nơi người là Tam tiêu, tam bảo ( tinh khí thần)...

“Bảo châu chi trung” có thể hiểu đó chính là luật quân bình biểu trưng cho hình tượng ngài cầm trong tay viên ngọc. Với bất kì một góc nhìn nào, viên ngọc cũng giữ được như y nguyên tính tròn trịa của nó. Cũng như Đạo, bất kể là thời điểm nào, luật quân bình của trời đất vẫn được thiết lập. Ngoài ra, cũng có thể hiểu theo một lớp nghĩa khác. Đó là nhắc lại khi xưa Nguyên Thủy Thiên Tôn treo một không động to như hạt nếp, Thiên tôn ở nơi đó thuyết pháp độ quần tiên. Quần tiên sau khi sinh ra phải vào không động để đắc ngộ. Ở đây gợi mở ra một ý nghĩa to lớn, quần tiên được sinh ra nhưng phải được đón nhận cái đức vô vi của Đạo trong không động thì mới thành tự nhiên cao chân. “Huyền chi hựu huyền”, sự huyền diệu vô cùng. Đó là “chúng diệu chi môn” –cửa linh thiêng xuất phát mọi nguồn huyền diệu trong đất trời.

Trong Đạo giáo, Nguyên Thủy Thiên Tôn nói riêng và Tam Thanh nói chung chiếm một vị trí trung tâm và quan trọng trong hành trì. Phần đa các đạo quán lớn nhỏ đều cung phụng Tam Thanh thần tượng. Tuy nhiên, hiếm khi có sự thờ kính riêng rẽ từng vị một. Hằng năm, vào các ngày Đông chí, rằm tháng hai, Hạ chí, các Đạo quán buộc phải cử hành pháp hội long trọng mừng kinh thánh thọ của Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn và Linh Bảo Thiên Tôn.

Dịp này, kính mong quý đạo hữu thành tâm xưng niệm Ngọc Thanh Bảo Cáo, nguyện Thiên Tôn đại từ bi, cầu mong đạo tâm viên mãn, thánh trí viên thông, tu chân hữu phần, tiến đạo vô ma.

Chí tâm quy mệnh lễ

Tam giới chi thượng, Phạm khí di la

Thượng cực vô thượng, thiên trung chi thiên

Uất la tiêu đài, ngọc sơn thượng kinh

Miểu miểu kim khuyết , sâm la tịnh hoằng

Huyền nguyên nhất khí , hỗn độn chi tiên

Bảo châu chi trung , huyền chi hựu huyền

Khai minh tam cảnh , hóa sinh chư thiên

Ức vạn thiên chân , vô ưởng thánh chúng

Toàn đẩu lịch ki , hồi độ ngũ thường

Nguy nguy đại phạm, vạn đạo chi tông

Đại la Ngọc Thanh, hư vô tự nhiên

Chí chân diệu đạo Nguyên Thủy Thiên Tôn

 

 

Tiên tượng Thái Thượng Lão Quân tại thegioitamlinh.vn

Thái Thanh Bảo Cáo mạn đàm

Tùy phương thiết giáo

Lịch kiếp độ nhân

Vi Hoàng giả Sư, Đế giả Sư, Vương giả sư

Giả danh dị hiệu

Lập Thiên chi đạo, Địa chi đạo, Nhân chi Đạo

Ẩn thánh hiển phàm.

Trong Toàn Chân Quy Y Khoa Nghi, chư Tổ có đề "Đạo Kinh Sư tam bảo, chúng thường tụng dã". Quả thế, kẻ học Đại Đạo hằng ngày niệm tụng Đại La Tam Bảo Thiên Tôn, tán bái Tam Quy Y Kệ. Lời ngợi ca, vinh chúc đó chẳng ngừng nơi môi miệng họ. Ấy thế, nếu chỉ đốt hương kính lễ, bái lạy tượng thần mà lòng suy niệm về cái diệu dụng của Tam Bảo thì cũng chẳng phải hoài công sao!? Có khác gì thanh la chũm chọe xoang xoảng vô nghĩa?

Thiên Bảo Tôn thuyết đại pháp độ chúng sinh, Ngài là Đấng gây dựng vũ hoàn và muôn phẩm vật, trong đó có ta. Linh Bảo Tôn truyền thụ kinh điển, giúp ta biết đường học Đạo, biết Pháp hành trì. Đạo Bảo, ta vốn hằng hướng tới, Kinh bảo là cầu nối giúp ta qua khỏi bờ u ám mà tới cõi Trường Sinh. Thật quý báu, diễm phúc cho kẻ nào thụ lãnh được Chân Kinh, Diệu Pháp mà tu hành.

Nhưng hãy tự hỏi: Nhờ đâu tôi biết có Đạo? Nhờ đâu tôi biết kinh này là Chân Kinh hay ngụy tạo? Giả như kinh tôi có là Chân Kinh thì, Nhờ đâu tôi có thể lĩnh ngộ được những điểm huyền ảo, hoắc búa vốn ẩn chứa ở trong? Quả thật, không có Sư làm gì biết Đạo? Không có Sư làm gì biết Kinh? Không có sư thì dù có muôn phẩm tiên kinh cũng chẳng thể thấu ngộ Tiên tông!

Muốn học đạo đầu tiên phải có Thầy. Mà trong tất cả những gì được gọi là Thầy, Chí Chân Sư Bảo Đạo Đức Thiên Tôn Thái Thượng Lão Quân là Thày Cả vậy!

1. Tùy Phương Thiết Giáo, Lịch Kiếp Độ Nhân

Từ muôn đời, Đạo Kinh Sư Tam bảo hẳng ở giữa muôn dân muôn nước. Ngài tùy vào sự cá biệt trong văn hóa, sắc tộc của chư dân mà hiện hóa các giáo pháp khác nhau mà độ lấy chúng.

Trong tuyệt đại đa số các nền văn minh từng xuất hiện trên thế giới, không phải đều xuất hiên các tôn giáo, tín ngưỡng hay sao? Tôn giáo hay tín ngưỡng là sự khát ngưỡng của muôn dân về Đại Đạo. Tùy duyên mà Thái Thượng thiết lập Giáo Pháp nhằm hóa độ chúng sinh qua muôn kiếp.

2. Vi Hoàng giả Sư, Đế giả Sư, Vương giả sư - Giả danh dị hiệu

Lập Thiên chi đạo, Địa chi đạo, Nhân chi Đạo - Ẩn thánh hiển phàm.

Từ thời Tam Hoàng - Ngũ Đế tới muôn đời Vương bá sau này, có bao nhiêu vị chân nhân, đạo sư lớn không ngừng truyền dạy cho dân biết về Đại Đạo. Điển hình ta thấy Lão Tử, Trang Tử, Liệt Tử, Tổ Thiên Sư, Chung Ly Tổ, Lữ Tổ ... Qua mỗi thời đại, ta nhận ra Đại Đạo dần dần như tỏ mình ra rõ hơn cho muôn dân chiêm ngưỡng. Nói cách khác, chính nhờ lời từ môi miệng các vị chân sư truyền dạy mà Đạo giáo ngày càng hoàn thiện.

Thật thế, Đại La Sư Bảo phân thân hóa khí mà ứng hiện trên môi miệng các ngài, để tuy là miệng lưỡi phàm trần, nhưng lại chính là tòa ngự của Sư Bảo. Cho nên, sư bảo không nhất thiết phải Đạo Đức Thiên Tôn ngự trên Đại La Kim Khuyết, nhưng có thể là tất cả chư tiên, có thể là muôn vị tổ sư qua bao đời truyền diễn đại đạo, có thể là vị Độ Sư truyền dạy kinh pháp cho mình, hay trong bất cứ ai giúp mình hướng tới đại đạo. Hồng ân sư bảo tản mác khắp thập phương giới, thường thùy kim khoa mà sửa dạy ngu hiền. Vậy nên còn gọi là Thập Phương Thường Trụ Sư Bảo vậy.

Thiên tôn ngự nơi kim khuyết cao sang, ấy mà lại chịu hạ mình hóa hiện nơi xác phàm thấp kém mà diễn dương giáo pháp độ chính nó. Thiên tôn danh hiệu không thể xưng lượng, vì to lớn vĩ đại lắm thay nên chẳng thể nào có tên. Ấy mà vì muôn dân nên mới lập nên "giả danh dị hiệu - tên giả, tên dễ", để hễ ai xưng niệm danh này thì liền được phù nguy cứu nạn.

Mười rằm tháng Hai âm lịch Thái Thượng Lão Quân Đạo Đức Thiên Tôn thánh thọ. Nguyện xin tổ sư gia trì ban cho kẻ cầu đạo đắc ngộ chân sư, Đạo lộ hanh thông.

Đại La Sư Bảo Thiên Tôn

Thái Thanh Đạo Đức Thiên Tôn

Độ Nhân Vô Lượng Thiên Tôn

 

Tiên tượngLinh Bảo Thiên Tôn tại thegioitamlinh.vn

Thượng Thanh bảo cáo mạn đàm:

“Thiên kinh địa vĩ, nguy hồ tạo hóa chi tông

Xu âm ki dương, trác nhĩ lôi đình chi tổ”.

Trong Toàn Chân Quy Y Khoa Nghi, các vị Tổ sư có đề “Đạo Kinh Sư tam bảo, chúng thường tụng dã”. Tam Bảo thật cao trọng, thật tôn quý. Nguyên Thủy thuyết pháp độ quần sinh, gây dựng vũ hoàn, kiến thiết muốn phẩm vật. Linh Bảo truyền thụ kinh điển, đưa ra một con đường hành trì nhằm cầu “tiệm cận tiên tông”, “tiến nhập chân Đạo”. Thái Thượng thùy khoa, thường dõi theo, uốn nắn, răn dạy chúng sinh noi theo đúng lề lối mà Đạo đặt định. Tam Bảo ấy, đều là quý, là trọng, là cao thượng muôn ngàn. Nay nhân dịp Hạ Chí, Thánh đản đức Đại La Kinh Bảo Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn, chúng ta cùng tìm hiểu về Ngài thông qua hai câu trích từ Thượng Thanh bảo cáo để phần nào thấy được sự cao thượng, vĩ đại của đấng toàn năng toàn hảo.

1. “Thiên kinh địa vĩ, nguy hồ tạo hóa chi tông”

Linh Bảo Thiên Tôn chính là Kinh Bảo, chính là lời của Đại Đạo. Lời ấy, uy linh huyền diệu, thần uy khôn cùng, một lời phát ra tựa như sấm dội đất rền, khiến muôn sinh phải noi theo mà không sai chạy. Lời ấy, chính là lời khai thiên lập địa, quảng cứu chúng sinh. Lời ấy, thật tôn quý vô thượng, thật cao trọng thay.

“Thiên kinh” chính là thước đo khoảng trời, “địa vĩ” là mực định vùng đất đai. Cả cụm “thiên kinh địa vĩ” mượn hình ảnh mực thước đo lường để nói đến quy luật mà Đại Đạo đặt định lên chúng sinh. Những điều được định ra cho muôn sinh ấy, chính là quy luật tự nhiên thường hằng bất biến, không gì có thể lay động được. Đơn cử như cây cối phải qua 5 bước “sinh, trưởng, hoá, thu, tàng”, động vật kinh 5 quá trình “sinh, trưởng, suy, lão, dị”.

Ngài chính là “tạo hóa chi tông” tức thị tông cội của tạo hóa vậy. Vì sao gọi là “tông cội”? Bởi lẽ những lời đặt định ấy đã định ra cho muôn sinh được hình thành, được phát triển, được sinh hóa theo chính bản tính tự nhiên của nó vậy.

2. “Xu âm ki dương, trác nhĩ lôi đình chi tổ”.

“Xu” và “ki” là hình ảnh bản lề của cánh cửa, một tĩnh một động, một âm một dương. “Xu âm ki dương” chính là mượn hình ảnh bản lề hoạt động để nói đến sự gắn kết giữa âm và dương. Sự gắn kết này cũng là một quy luật tự nhiên do Đạo đặt định. Chính Linh Bảo Thiên Tôn nắm quyền gắn kết âm và dương cùng với nhau nên được xem là “lôi đình chi tổ”. Lôi đình là một hình tượng cao cả, được xem như một ân huệ khởi đầu giúp chúng sinh được tồn tại. Đồng thời, Lôi đình đại diện cho sự đồng hành, theo dõi thường hằng của Đại Đạo mãi về sau đối với muôn sinh. Linh Bảo Thiên Tôn chính là lời của Đạo ban ra, từ đó chúng sinh được khai xuất, cũng từ đó, những quy luật tự nhiên gắn bó mật thiết cùng vạn hữu không đổi dời.

Ngày 21/6/2022 nhằm tiết Hạ Chí, Thượng Thanh Linh Bảo Thiên Tôn thánh thọ. Nguyện Thiên Tôn mở lượng hồng từ, trì ban cho chúng đệ tử được đạo tâm viên mãn, thánh trí viên thông.

Chí tâm xưng niệm

Ngọc Thần Đạo Quân

Xích Minh Trung Kiếp Thiên Tôn.

 

Ý kiến khách hàng